CAN THIỆP Y TẾ ĐỂ ĐƯỢC CÔNG NHẬN CHUYỂN GIỚI: QUYỀN TỰ QUYẾT VỀ CƠ THỂ?
“Đối với Nhiên, một người chuyển giới nữ làm giảng viên đại học ở TP.HCM, việc sống và làm việc như bao người phụ nữ khác là một hành trình đầy trắc trở…”
Có lẽ bạn đọc không còn lấy làm lạ trước câu chuyện của Nhiên mà IT’S T TIME đề cập trong bài viết cho Tạp chí Tia sáng số 24, ngày 20/12/2022. Tuy nhiên, việc cùng nhìn lại những khó khăn mà người chuyển giới phải đối mặt khiến ta thấy được tính cấp thiết của Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính. Dù đã trải qua sáu năm xây dựng luật, hiện nay nhiều thảo luận về các vấn đề trong dự thảo vẫn chưa ngã ngũ, điển hình là điều kiện để được công nhận là người chuyển đổi giới tính. Cụ thể hơn, dự thảo hiện nay yêu cầu phải sử dụng hoóc-môn tối thiểu hai năm hay phẫu thuật một phần/toàn bộ thì mới được công nhận là người chuyển đổi giới tính.
Trong bài viết của Tạp chí Tia sáng, IT’S T TIME sẽ đem các quan điểm về vấn đề này lên bàn thảo luận nhằm soi chiếu, phân tích, từ đó khẳng định việc loại bỏ yêu cầu can thiệp y tế là phù hợp với nhu cầu của cộng đồng người chuyển giới. IT’S T TIME hy vọng trong tương lai, Nhiên và những bạn chuyển giới chưa hoặc không có nhu cầu, điều kiện can thiệp y tế sẽ được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhờ một hệ thống pháp luật hướng tới sự bình đẳng và quyền tự quyết của người chuyển giới.
Năm 2022 là một năm đầy biến động với nội dung của dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, điều khoản tiến bộ hơn đã xuất hiện nhưng cũng có những khía cạnh phải lùi lại một bước. Dự báo năm 2023 sẽ là một năm thử thách lớn, đòi hỏi cộng đồng người chuyển giới cùng các đồng minh phải nỗ lực hơn nữa vì một đạo luật mang tính tiên phong và khả thi cao.
Đón xem Tạp chí Tia sáng số 24 tại: https://tiasang.com.vn/…/can-thiep-y-te-de-duoc-cong…/
Ảnh: #ĐôngPhong