BẠN HỎI, IT’S T TIME TRẢ LỜI #3: 1001 CÂU HỎI VỀ CHUYỆN CAN THIỆP Y TẾ
BẠN HỎI, IT’S T TIME TRẢ LỜI #3: 1001 CÂU HỎI VỀ CHUYỆN CAN THIỆP Y TẾ
1. Có nhất thiết phải phẫu thuật để chuyển đổi giới tính? Phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính nào đang được Dự thảo luật chuyển đổi giới tính đề xuất?
2. Tôi đã can thiệp y học trước khi Luật có hiệu lực, liệu tôi có được cấp Giấy xác nhận giới tính mới không?
3. Tôi không có điều kiện để can thiệp y học, Luật sẽ giải quyết trường hợp của tôi như thế nào?
Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề này, hãy đặt câu hỏi ngay dưới phần bình luận hoặc inbox IT’S T TIME để được giải đáp bạn nhé!
Và đừng quên dành thời gian góp ý, bày tỏ sự ủng hộ với dự thảo luật qua các kênh góp ý nhé! (Theo dõi dưới phần bình luận)

Theo điều 9 của Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, người đề nghị chuyển đổi giới tính được lựa chọn một trong các phương pháp can thiệp y học sau để chuyển đổi giới tính:
Sử dụng nội tiết tố sinh dục
Phẫu thuật ngực và cơ quan sinh dục
Phẫu thuật cắt bỏ triệt để các bộ phận có chức năng sinh sản gắn với giới tính cũ
Phối hợp phẫu thuật và sử dụng nội tiết tố sinh dục
Các phương pháp khác để chuyển đổi giới tính được các nước trên thế giới công nhận và phù hợp với Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, như dự thảo hiện tại đề xuất, một người muốn chuyển đổi giới tính thì không nhất thiết phải phẫu thuật mà có thể lựa chọn một trong các phương pháp được quy định để can thiệp y học chuyển đổi giới tính.
Ngoài bốn phương pháp được quy định rõ ràng, Dự thảo hiện tại cũng đang quy định một quy định mở cho các phương pháp chuyển đổi giới tính khác tồn tại trên thế giới nếu nó phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Thẩm quyền quy định các phương pháp này thuộc về Bộ trưởng Bộ Y tế.
Hiện tại, các cuộc thảo luận xoay quanh các phương pháp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính vẫn đang tiếp diễn và những ý kiến đóng góp, bày tỏ quan điểm vẫn còn đang rất sôi nổi trên Cổng thông tin Dự thảo online. Hãy tham gia góp ý và bày tỏ quan điểm của bạn với dự thảo luật tại: https://bit.ly/GopyDuthaoCongthongtinduthaoonline

Tùy thuộc vào đánh giá của Hội đồng xác định giới tính dựa trên mức độ can thiệp y học mà bạn đã thực hiện, căn cứ theo các mức độ được pháp luật công nhận như trên. Vấn đề này được Điều 26 của Dự thảo quy định thủ tục công nhận giới tính mới đối với trường hợp can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trước ngày Luật có hiệu lực, cụ thể:
Trước hết, bạn cần nộp hồ sơ tại một trong các cơ sở khám chữa bệnh được phép thực hiện can thiệp y tế. Các giấy tờ cần có trong hồ sơ đã được quy định tại khoản 1 Điều 11.
Trong vòng 1 tháng từ khi bạn nộp hồ sơ, cơ sở khám chữa bệnh sẽ thành lập Hội đồng xác định giới tính để xem xét phương pháp, thời gian, mức độ và cảm nhận của bạn; xác nhận thời gian và mức độ can thiệp y học. Thời gian, mức độ can thiệp y học đã được quy định tại Điều 24.
Sau đó, người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh sẽ cấp Giấy xác nhận đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính. Nếu cơ sở không cấp Giấy xác nhận đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính cho bạn, họ cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi được cấp Giấy xác nhận đã can thiệp y học để chuyển đổi giới tính, bạn sẽ thực hiện thủ tục xin cấp Giấy xác nhận giới tính mới theo Điều 25.

Dự thảo Luật hiện nay chưa có quy định đối với nhóm không can thiệp y học.
Khoản 1 Điều 23 Dự thảo Luật chỉ xác định đối tượng được cấp Giấy xác nhận giới tính bao gồm: “người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính” và “người đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính trước ngày Luật này có hiệu lực”. Do đó, nếu bạn không can thiệp y học, bạn sẽ không được cấp Giấy xác nhận giới tính mới.
Tuy nhiên, trong tiến trình cộng đồng đóng góp cho Dự thảo Luật hiện nay, IT’S T TIME nhận thấy rất nhiều kiến nghị về các phương án giải quyết vấn đề này. Cụ thể:
Đối với nhóm không đủ điều kiện kinh tế để can thiệp y học: Cộng đồng đề xuất quy định bảo hiểm chi trả các dịch vụ can thiệp y học nhằm chuyển đổi giới tính với một số hình thức như: chi trả một phần, chi trả toàn phần, đưa hormone vào danh mục thuốc bảo hiểm, hỗ trợ người thuộc hộ nghèo hoặc thương bệnh binh,…
Đối với nhóm không đủ điều kiện sức khỏe để can thiệp y học: Cộng đồng đề xuất đối tượng này thực hiện đánh giá tình trạng tâm thần, tâm lý và sức khỏe trong thời gian phù hợp từ Hội đồng xác định giới tính để xác định đây là người có mong muốn chuyển đổi giới tính nhưng không đủ điều kiện sức khỏe để can thiệp y học. Sau đó, quy trình cấp Giấy xác nhận giới tính mới thực hiện như quy định hiện tại.
Bạn thấy những quy định về can thiệp y tế đã đảm bảo quyền lợi của mình chưa? Đối với bạn, các đề xuất công nhận giới tính mới với người không đủ điều kiện can thiệp y học có hợp lý không? Hãy chia sẻ ý kiến của mình cho IT’S T TIME nghe với nhé!


Cách 1: Góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin dự thảo online: https://bit.ly/GopyDuthaoCongthongtinduthaoonline
Cách 2: Trao đổi qua Hotline/Zalo của Ban soạn thảo: 0947.913.883
Cách 3: Gửi email tới: bdg.sangkienluat@gmail.com
Cách 4: Điền vào Form góp ý của IT’S T TIME (Thời gian dự kiến 20 phút): https://forms.gle/oMYDbEzTFPUyipW38
Theo dõi Hướng dẫn góp ý từ IT’S T TIME: http://bit.ly/Huongdangopyduthaoluat