🏳️🌈Cùng viện iSEE ra mắt nghiên cứu khám phá về trải nghiệm y tế và xã hội của người liên giới tính tại Việt Nam 🏳️🌈
Sáng ngày 28/11 vừa qua, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã ra mắt nghiên cứu “Khám phá về trải nghiệm y tế và xã hội người liên giới tính tại Việt Nam”. Sự kiện góp mặt của đại diện các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, đại sứ quán, cơ quan báo chí và truyền thông. Đây là một sự kiện quan trọng có tính chất gợi mở nhằm đẩy mạnh sự chia sẻ và kết nối với người liên giới tính tại Việt Nam.
Sau khi lắng nghe về giới thiệu nghiên cứu, sự kiện đã có phiên thảo luận trao đổi gồm những khách mời chính là:
![🏳️🌈](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t56/1/16/1f3f3_200d_1f308.png)
![🏳️🌈](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t56/1/16/1f3f3_200d_1f308.png)
![🏳️🌈](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t56/1/16/1f3f3_200d_1f308.png)
![🏳️🌈](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t56/1/16/1f3f3_200d_1f308.png)
Trong đó, anh Nguyễn Quốc Anh (Thành viên Ban Điều hành của IT’S T TIME và là đại diện các tổ chức hoạt động về LGBTIQA tại Việt Nam tham gia vào phiên thảo luận) trao đổi trong quá trình hoạt động cũng có cơ hội được tiếp xúc với một số bạn là người liên giới tính, tuy nhiên số lượng rất ít. Đồng thời, người chuyển giới và người liên giới tính có rất nhiều trải nghiệm giống nhau trong việc tìm kiếm một cộng đồng chung để cùng chia sẻ và thấu hiểu. Trong tương lai, IT’S T TIME và các tổ chức khác mong muốn đồng hành cùng người liên giới tính trong quá trình kết nối và tạo dựng cộng đồng. Hơn nữa, sẽ cùng cộng đồng người liên giới tính chia sẻ các kinh nghiệm trong nâng cao năng lực và vận động chính sách để chính sách được hoàn thiện đầy đủ hơn.
———–
![🏳️🌈](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t56/1/16/1f3f3_200d_1f308.png)
“Tại Việt Nam, cộng đồng người liên giới tính/những người có rối loạn phát triển giới tính (DSD) hiện vẫn còn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Từ việc tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng đến vấn đề xã hội như định kiến và hiểu biết hạn chế, họ thường xuyên cảm thấy bị cô lập và không được công nhận.
Trong các diễn đàn và ngôn luận quốc tế, sự quan tâm đến cộng đồng người liên giới tính đã mở rộng từ ngành y khoa sang các khía cạnh khác như quyền tự quyết và toàn vẹn cơ thể, tuy vậy hiện các nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn thiếu hụt. Những thách thức đa dạng mà cộng đồng liên giới tính phải đối mặt chủ yếu chưa được giải quyết, yêu cầu chiến lược toàn diện để hỗ trợ hiệu quả….”
![👉](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t51/1/16/1f449.png)