Call Us

0977682627

🏳️‍🌈🏳️‍⚧️ CỘNG ĐỒNG CHÚNG MÌNH, VẪN KHÔNG NGỪNG ĐẤU TRANH ĐỂ CÓ NHỮNG BẮT ĐẦU CÓ HẬU!

🌱Sau bao nhiêu tháng ngày nhung nhớ, T-JUNCTION đã quay trở lại với chủ đề hết sức đặc biệt có cái tên độc đáo: “THIÊN THANH”. Đăng ký tham dự sự kiện tại: https://forms.gle/piLcXy77EusQntt5A

Đối với người chuyển giới, đa dạng giới, hành trình sống cho chính mình là một hành trình khó khăn đi kèm với sự đấu tranh cho quyền bình đẳng. Hành trình ấy đã trải qua rất nhiều giai đoạn, cột mốc tại Việt Nam nói riêng và toàn Thế giới nói chung. Ở đó, mỗi cá nhân người chuyển giới, đa dạng giới là một minh chứng mạnh mẽ và sống động cho sự chiến đấu vì quyền bình đẳng: Nhiều niềm vui nhưng cũng không ít nỗi buồn.

🏳️‍⚧️ Sylvia Rivera – Nhà vận động quyền chuyển giới được biết đến như là một trong những người đi đầu trong phong trào quyền LGBT vào năm 1969. Đặc biệt, bà đã không ngừng đấu tranh cho quyền lợi của người chuyển giới và người da màu. Cùng với Marsha P. Johnsons, một người bạn và đồng chí trong cộng đồng chuyển giới, bà đã thành lập nên tổ chức Street Transvestite Action Revolutionaries vào năm 1970.

🏳️‍⚧️ Năm 1992, cuốn tiểu thuyết đầu tay “Stone Butch Blues” của Leslie Feinberg ra đời đã làm thay đổi cái nhìn của truyền thông đại chúng về giới tính nói chung bởi tính phức tạp và nhạy cảm của nó. Với tiền đề này, Feinberg đã viết thêm không ít tác phẩm khác như “Trans Liberation” và “Transgender Warriors” nhằm khẳng định lại sự hiện diện của cộng đồng người chuyển giới.

🏳️‍⚧️ Lili Elbe là một phụ nữ chuyển giới Đan Mạch và là một trong những người nhận phẫu thuật xác định lại giới tính sớm nhất. Đến năm 1930, Elbe quyết tâm trải qua phẫu thuật để trở thành một người phụ nữ hoàn chỉnh. Cô đã trải qua bốn quá trình phẫu thuật đầy rủi ro để biến đổi cơ thể của mình từ nam thành nữ. Elbe cũng đã xoay sở để biến giới tính của mình thành hợp pháp, cô thậm chí còn nhận được hộ chiếu với tên mới, Lili Ilse Elvenes.

🏳️‍⚧️ Là một nhân vật tiên phong trong việc đại diện cho cộng đồng LGBTQ+ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên toàn châu Á – Harisu, tên thật là Lee Kyung Eun, cô bắt đầu sự nghiệp giải trí vào năm 2001 và được biết đến là thần tượng Kpop chuyển giới đầu tiên. Harisu công khai việc là người chuyển giới bất chấp xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ còn bảo thủ với chủ đề này. Không chỉ vì bản thân, Harisu còn mang trách nhiệm vận động cho quyền của cộng đồng LGBTQ+, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình một cách cởi mở để người khác hiểu hơn về người chuyển giới.

🏳️‍⚧️ Lùi về 18 năm trước, định kiến xã hội lúc đó đối với người chuyển giới vẫn còn rất nặng nề, ca sĩ Cindy Thái Tài là người đầu tiên ở Việt Nam thực hiện phẫu thuật chuyển giới. Chính chị đã dám công khai tuyên bố “Tôi là người chuyển giới”. Băng qua bao lời lẽ dè bỉu, chê trách hoặc xót xa, Cindy Thái Tài vẫn mạnh mẽ sống đúng với con người thật của mình.

🏳️‍⚧️ 🏳️‍🌈 Năm 2012, tại Việt Nam đã đánh dấu sự kiện Pride đầu tiên trong lịch sử đánh dấu bước chuyển mình của quá trình phát triển và nỗ lực thay đổi định kiến xã hội và hệ thống luật của Việt Nam. Thông qua các hoạt động, Viet Pride hướng đến việc tôn vinh sự đa dạng trong xu hướng tính dục của con người. Đồng thời lên tiếng xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBTI+ ở Việt Nam. Tiếp nối tiến trình đó, Viet Pride đã được tổ chức thường niên với các chủ đề khác nhau nhằm mở ra những cơ hội để nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ xã hội, bảo vệ quyền cho nhóm thiểu số, và tạo ra nhiều hơn nữa những đối thoại về chủ đề này tại Việt Nam.

Năm 2012 cũng đáng nhớ với sự kiện Flashmob đầu tiên của cộng đồng LGBTI+: “Yêu là yêu”. Sự kiện diễn ra không chỉ tại các thành phố lớn mà ở cả địa phương, giúp cộng đồng LGBTI+ “bước ra khỏi bóng tối” và đi tìm tiếng nói cá nhân. Lá cờ LGBTI+ khổng lồ – “Đại kỳ” dài 20m, rộng 10m, xuất hiện tại Hà Nội và Sài Gòn đã trở thành một biểu tượng cho những sự khởi đầu.

🏳️‍⚧️ Từ năm 2015, Việt Nam chính thức cho phép người chuyển giới được quyền thay đổi thông tin trên giấy tờ tùy thân. Phẫu thuật chuyển đổi giới tính trong nước cũng được phép thực hiện đối với những người có nhu cầu. Rất nhiều người chuyển giới đã công khai câu chuyện của mình, góp tiếng nói mạnh mẽ để thay đổi những định kiến trong xã hội, mà Hương Giang Idol là một ví dụ sinh động. Với chiến thắng thuyết phục của Hương Giang ở cuộc thi Hoa hậu chuyển giới Quốc tế 2018, cộng đồng người chuyển giới Việt như được tiếp thêm sức mạnh cũng như niềm cảm hứng mới trên hành trình tìm kiếm công bằng, bình đẳng, được sống là chính mình, không còn phải chịu thiệt thòi, định kiến.

🫶 Những năm qua, đã có nhiều tổ chức xã hội được thành lập và đồng hành cùng của người chuyển giới, đa dạng giới tại Việt Nam. Có thể kể đến như: Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP), Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), Trung tâm ICS – Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBTI+ tại Việt Nam (cũng chính là tiền thân của PFLAG), Viện iSEE – Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường. Những tổ chức ấy đã góp một phần bảo vệ và thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBTI+ (người đồng tính, song tính, chuyển giới và đa dạng giới) tại Việt Nam, giúp cộng đồng có thể nói lên tiếng nói của mình và vận động cho những quyền con người chính đáng của mình.

Ảnh: ICS centrer

__
📃TỜ A4 – BẮT ĐẦU CÓ HẬU🏳️‍⚧️

Một chiến dịch truyền thông và vận động đồng tổ chức bởi IT’S T TIME và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, là một phần của chiến dịch Tự Do và Bình Đẳng (Free & Equal) năm 2023. “Tờ A4 – Bắt đầu có hậu” hướng tới việc nâng cao nhận thức về những thách thức và nhu cầu của người chuyển giới, đa dạng giới tại Việt Nam và thúc đẩy cho những bắt đầu có hậu của cộng đồng.

#TOA4 #BATDAUCOHAU #ITSTTIME #UN #UNDP #FreeandEqual2023
Liên hệ:
– Email: itsttime.vn@gmail.com
– Hotline: Mr. Quốc Anh – 097 768 2627

Add a Comment

Your email address will not be published.